Hôm nay rảnh rỗi ngồi sưu tầm các lệnh command linux thường dùng khi quản trị VPS. Các lệnh cơ bản nhưng nhiều lúc ít xài lại quên, cứ quên lại đi hỏi chị Google, sau nhiều lần hỏi thì mình tổng hợp tại đây:
Ghi chú:
Mình chỉ liệt kê các tùy chọn quan trọng, các bạn muốn hiểu rõ lệnh + các tùy chọn của nó, chỉ cần gõ man [tên lệnh]
Một số mẹo khi sử dụng
Lệnh clear
Dùng lệnh clear để dọn dẹp các lệnh đã được bạn sử dụng lúc trước để làm sạch lại màn hình, vì màn hình chứa quá nhiều output của lệnh có thể dẫn tới chậm.
Nút Tab
Sử dụng nút Tab để tự động điền thông tin đang gõ. Ví dụ bạn muốn di chuyển tới thư mục plugins, chỉ cần gõ cd plu sau đó nhấn nút Tab để tự điền các ký tự còn lại
Sử dụng Ctrl + C hoặc Ctrl + Z
Sử dụng 2 hot key này để dừng bất kỳ lệnh nào đang chạy.
- Ctrl + C: dừng một cách an toàn
- Ctrl + Z: ép buộc dừng
Sử dụng Ctrl + A và Ctrl + E
- Ctrl + A: di chuyển tới đầu dòng
- Ctrl + E: di chuyển tới cuối dòng
Di chuyển đến thư mục cụ thể
Lệnh này dùng để di chuyển môi trường làm việc đến 1 thư mục cụ thể.
# cd folder
Liệt kê thư mục, file
Bạn muốn xem thư mục hiện tại có bao nhiêu thư mục con và file trong đó, đi vào thư mục cần kiểm tra và sử dụng lệnh:
# ls
Lệnh copy file cp
Lệnh copy file hoặc thư mục tới thư mục khác
Cấu trúc lệnh
# cp [tùy chọn] tập_nguồn tập_đích
Các tùy chọn
- -r: copy thư mục
- -a: bao gồm các tùy chọn -r, và giữ nguyên các thuộc tính của file hoặc folder như
- -v: hiển thị quá trình copy
- -p: giữ nguyên các thuộc tính của tập nguồn
- -n: Không cho phép ghi đè file đang tồn tại
- -f: Cho phép ghi đè và không hỏi
Lệnh di chuyển file mv
Cấu trúc lệnh
#mv [tùy chọn] tập_nguồn tập đích
Tạo thư mục mới mkdir
Cấu trúc lệnh
# mkdir newfolder
Lệnh xóa thư mục và file rm
Cẩn thận khi sử dụng lệnh này, vì nó sẽ xóa mọi thứ và không thể phục hồi. Khi bạn thao tác lệnh này, phải chắc chắn đang ở thư mục nào
Cấu trúc lệnh
# rm [tùy chọn]
Các tùy chọn
- -f: Force, xóa mà không cần hỏi
- -i: Hỏi trước khi xóa
- -r: Xóa thư mục và nội dung bên trong nó theo đệ quy
- -d: Xóa thư mục trống
- -v: Hiển thị quá trình xóa
Tạo file trống touch
Cấu trúc lệnh
# touch [tùy chọn] [file_name]
Nén và giải nén file .zip
Các tùy chọn:
- -r: Khi làm việc với thư mục
- -q: Khi muốn làm việc trong im lặng, không hiển thị gì trong quá trình nén và giải nén
1. Nén file .zip
Tạo file nén filename.zip từ filename1 và filename2
# zip filename.zip filename1 filename2
Tạo file nén filename.zip từ thư mục folder1 (thêm tùy chọn -r)
# zip -r filename.zip folder1
Tạo file nén filename.zip từ thư mục folder1 với chế độ im lặng
zip -rq filename.zip folder1
2. Giải nén file .zip
Giải nén filename.zip
# unzip filename.zip
Giải nén file .zip ở chế độ im lặng
# unzip -q filename.zip
Nén và giải nén file .tar
Nén và giải nén file có đuôi .tar đều bắt đầu từ câu lệnh tar, chỉ khác tùy chọn
Các tùy chọn:
- c: Tạo file lưu trữ.
- x: Giải nén file lưu trữ.
- z: Nén với gzip – Luôn có khi làm việc với tập tin gzip (.gz).
- j: Nén với bunzip2 – Luôn có khi làm việc với tập tin bunzip2 (.bz2).
- lzma: Nén với lzma – Luôn có khi làm việc với tập tin LZMA (.lzma).
- f: Chỉ đến file lưu trữ sẽ tạo – Luôn có khi làm việc với file lưu trữ.
- v: Hiển thị những tập tin đang làm việc lên màn hình.
- r: Thêm tập tin vào file đã lưu trữ.
- u: Cập nhật file đã có trong file lưu trữ.
- t: Liệt kê những file đang có trong file lưu trữ.
- delete: Xóa file đã có trong file lưu trữ.
- totals: Hiện thỉ thông số file tar
- exclude: loại bỏ file theo yêu cầu trong quá trình nén
1. Tạo file nén file .tar
Tạo file nén filename.tar từ filename1 và thư mục folder1
# tar -cvf filename.tar filename1 folder1
Tạo file nén filename.tar.gz từ filename1 và thư mục folder1
# tar -czvf filename.tar.gz filename1 folder1
Tạo file nén filename.tar.bz2 từ filename1 và thư mục folder1
# tar -cjvf filename.tar.bz2 filename1 folder1
Tùy chọn exclude: Bỏ qua các tập tin không muốn đưa vào file nén
Ví dụ bạn muốn nén filename1 và folder1 thành filename.tar và không muốn đưa tất cả các file có đuôi .mp3 vào file nén filename.tar
# tar -cvf filename.tar filename1 folder1 --exclude='*.mp3'
2. Làm việc với file .tar
Liệt kê nội dung bên trong file lưu trữ
Để xem nội dung bên trong 1 file tar, sử dụng tùy chọn v để cho ra các thông tin chi tiết trên màn hình bao gồm permission, owner, date/time…
# tar -tvf filename.tar
Thêm mới, cập nhập nội dung vào file lưu trữ
Sử dụng tùy chọn r để thêm nội dung vào file lưu trữ
# tar -rvf filename.tar add_file1 add_file2
Để cập nhập dữ liệu vào file lưu trữ đã có, sử dụng tùy chọn u (đặc biệt cần trong việc update các file backup)
# tar -uf filename.tar
Câu lệnh trên sẽ so sánh thời gian sửa đổi của nội dung bên ngoài và bên trong của file lưu trữ. File bên trong sẽ được cập nhật nếu tập tin bên ngoài mới hơn.
Xóa dữ liệu trong file lưu trữ
Sử dụng tùy chọn delete để xóa nội dung theo yêu cầu trong file lưu trữ
# tar -f filename.tar --delete file1 file2
3. Giải nén file.tar
Luôn thêm tùy chọn z nếu làm việc với file.tar.gz hoặc j nếu làm việc với file.tar.bz2.
Giải nén file.tar, file.tar.gz, file.tar.bz2
# tar -xvf filename.tar
# tar -xzvf filename.tar.gz
# tar -xjvf filename.tar.bz2
Chỉ giải nén một số file cụ thể
# tar -xvf filename.tar file1 file2
Giải nén vào thư mục khác
Dùng tùy chọn -C nếu muốn giải nén tới thư mục khác. Câu lệnh dưới đây sẽ giải nén filename.tar vào thư mục /directory
# tar -xvf filename.tar -C /directory
Xem các tiến trình đang chạy
Sử dụng lệnh top hoặc htop để xem các tiến trình đang chạy trên server
# top
# htop